⁉ Bạn đang ở đâu trên hành trình YouTube?
Để đạt được thành công lâu dài trên YouTube, bạn cần phát triển kênh của mình theo thời gian. Nhưng trước khi bắt đầu thực hiện những sự thay đổi lớn, bạn nên hiểu rõ vị trí hiện tại của mình và vị trí mà bạn muốn đạt được trên YouTube. Hãy tìm hiểu các cách đo lường kênh và đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn để bạn có thể thành công hơn về lâu dài.
1. Đánh giá hiệu suất kênh
Nhiều người sáng tạo đã chuyển hướng phát triển kênh của họ hoặc thử nghiệm các dạng nội dung mới một cách sáng tạo rồi xuất hiện trở lại với mức độ hiện diện mạnh mẽ hơn trên YouTube. Có nhiều lý do dẫn đến quyết định chuyển hướng, chẳng hạn như:
Hiệu suất kênh của bạn tiếp tục suy giảm (trong 90 ngày).
Bạn cảm thấy các dạng nội dung video hiện tại không bền vững.
Bạn muốn khám phá một hướng sáng tạo mới.
Hãy bắt đầu với hiệu suất kênh, vì dữ liệu có thể giúp bạn đưa ra quyết định về những mặt mình đang làm tốt và những mặt có thể cần thay đổi. Bạn rất dễ có thiên hướng mải tập trung vào các chỉ số ngắn hạn nhưng điều quan trọng là cần phân biệt được sự khác nhau giữa sự biến động thông thường của kênh và tình trạng suy giảm hiệu suất kéo dài.
Các số liệu phân tích có thể khác nhau tùy vào mỗi video. Khi đánh giá kênh, bạn nên xem xét hiệu suất đã thay đổi thế nào theo tháng hoặc năm, không phải theo ngày hoặc tuần. Dưới đây là một số mục mà bạn nên bắt đầu xem trong YouTube Studio:
Mở phần Tổng quan trong YouTube Analytics. Phần này cho bạn biết các chỉ số chính về kênh của mình trong 28 ngày qua, bao gồm thời gian xem, lượt xem và số người đăng ký. Nếu đang tham gia Chương trình Đối tác YouTube, bạn cũng sẽ nhìn thấy doanh thu ước tính của mình.
Tiếp theo, bạn nên xem các chỉ số chính cho mỗi lĩnh vực trong số này: Tiếp cận người xem, Thu hút người xem, Xây dựng đội ngũ khán giả, Kiếm doanh thu. Dữ liệu sẽ hiển thị dựa trên những chỉ số quan trọng nhất giúp bạn đạt được mục tiêu.
Khi bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn, hãy nhấp vào một thẻ để sử dụng các công cụ hỗ trợ hiệu quả. Ví dụ: bạn có thể tìm hiểu chi tiết về tỷ lệ nhấp và thời lượng xem trung bình để hiểu rõ mức độ tương tác của người xem với nội dung của mình. Hãy thử so sánh các video khác nhau trên kênh.
Khi bạn đánh giá hiệu suất kênh, hãy lưu ý đến ngữ cảnh trước khi đưa ra kết luận. Tùy vào loại nội dung, việc số lượt xem hoặc thời gian xem biến động do mùa vụ, ngày lễ, sự kiện đang diễn ra hoặc các chu kỳ kinh doanh là điều bình thường.
Trong Google Xu hướng, bạn có thể tìm Biểu đồ hàng đầu theo vùng địa lý, ngày tháng và danh mục, cho phép bạn xem nhanh các cụm từ tìm kiếm hàng đầu trên Google. Hãy cố gắng kiểm tra xem các chủ đề mà bạn thường khai thác có xu hướng tăng hay giảm trong năm qua.
*Mẹo đánh giá video:
- Tìm hiểu xem các video nào của bạn có tỷ lệ nhấp cao và thời lượng xem dài.
- Cân nhắc sự tác động của tính thời vụ và các chủ đề thịnh hành.
2. Kiểm tra tình trạng sức khỏe
Một yếu tố khác cho thấy có thể bạn cần thử tạo nội dung mới trên kênh của mình là tình trạng sức khỏe. Việc cảm thấy buồn chán, không có cảm hứng làm điều gì đó khác biệt, hoặc thậm chí là cảm thấy áp lực khi người xem mong muốn bạn phải tạo một lượng lớn nội dung, là điều bình thường. Trước khi đạt đến ngưỡng giới hạn, dù là thể chất hay tinh thần, bạn cũng nên cân nhắc xem các sự thay đổi mang tính sáng tạo có thể giúp bạn phát triển kênh của mình bền vững hơn không.
Hãy thử đặt ra các câu hỏi sau cho chính mình:
- Mình có thấy chán với nội dung mình đang sản xuất không?
- Tần suất tải lên có khiến mình thấy căng thẳng không?
- Có phải mình đang không hài lòng về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không?
Nếu bạn trả lời "có" cho bất kỳ câu hỏi nào nêu trên, thì điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên thay đổi. Dù kinh nghiệm nhiều hay ít thì điều quan trọng là bạn phải có đủ thời gian cho bản thân. Nhiều người sáng tạo thành công cho biết chất lượng nhất quán của video quan trọng hơn số lượng.
Ngoài ra, ngay cả khi không tải video lên, bạn vẫn có thể duy trì sự tương tác của người xem bằng các tính năng như Story và đăng bài trên tab Cộng đồng. Hãy nhớ sử dụng bộ lọc nhận xét và không nên bận tâm đến từng nhận xét một.
Những việc mà bạn làm bên ngoài YouTube cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mình, chẳng hạn như tập thể dục, ăn kiêng, ngủ nghỉ và giao thiệp ngoài xã hội. Việc mở rộng mối quan hệ và giao lưu với những người sáng tạo khác có thể giúp ích cho bạn vì họ có thể hình dung được vị trí hiện tại của bạn cũng như đồng cảm với những điều bạn đang trải qua. Nhưng bạn cần nhớ rằng mỗi kênh đều có nét riêng. Vì vậy, đừng cố so sánh bản thân mình với các kênh khác...
P/s: Vì Facebook giới hạn ký tự bài đăng nên mời anh/chị/em xem tiếp cách nhận dạng vòng đời của nội dung để chuẩn bị và phát triển kênh của mình một cách tốt nhất tại video sau đây nhé: https://buff.ly/3qBIWkC . Nếu thấy video này hay và bổ ích, thì mọi người hãy chia sẻ để nhiều người cùng biến đến nữa nhé!
#youtubemarketing #tranhinh